ÁP DỤNG

GIS VÀ VIỄN THÁM

ÁP DỤNG

GIS VÀ VIỄN THÁM

Giới thiệu

Viễn thám và GIS đóng vai trò quan trọng trong công tác đánh giá, lập kế hoạch và quản lý các vấn đề môi trường, nông nghệp, lâm nghiệp, địa chất, nguồn nước, biển, khoáng sản cũng như ứng phó thiên tai.  

Viễn thám có nhiều đặc tính vượt trội trong việc phát hiện, khoanh vùng xây dựng bản đồ và giám sát đối tượng. Sự đa dạng của các loại ảnh viễn thám cho phép quản lý nhiều đặc tính của vùng nghiên cứu cũng như phát hiện sự thay đổi của lớp phủ bề mặt một cách định lượng (Joshi et al., 2004) đặc biệt là sự thay đổi trong sử dụng đất và các vấn đề môi trường. Viễn thám được áp dụng trong đánh giá thay đổi môi trường như thay đổi bề mặt, chất lượng nước, đặc tính đất và khí quyển, v.v. Kết quả từ phân loại ảnh viễn thám được kết hợp với kỹ thuật GIS cho phép thành lập bản đồ phân bố hệ sinh thái, cảnh quan, điều kiện khí hậu, đặc tính sinh học và các yếu tố khác (Stow et al., 1989, 2000; Rowlinson et al., 1999; McCormick, 1999; Haltuch et al, 2000; Los et al., 2002).

Nhóm EcoBioMOD đã thực hiện các nghiên cứu sử dụng công nghệ viễn thám và kỹ thuật GIS với các kết quả đạt được qua các luận văn Đại học và Thạc sĩ với các lĩnh vực nghiên cứu bao gồm:

Phân vùng môi trường địa chất cho hoạt động quy hoạch xây dựng tại lưu vực sông Thị Vải

Sự thay đổi sử dụng đất và đô thị hoá đã dẫn đến sự thay đổi môi trường địa chất và gây hậu quả tiêu cực lên con người và môi trường Trong nghiên cứu này, phương pháp GIS và viễn thám đươc sử dụng tích hợp để thành lập bản đồ phân vùng môi trường địa chất. Ảnh vệ tinh Landsat 8 được sử dụng và phân loại bằng phương pháp logic mờ (Fuzzy logic). Dữ liệu GIS bao gồm các bản đồ địa chất, địa hình, địa chất thuỷ văn. Kết quả của quá trình tích hợp là bản đồ phân vùng môi trường địa chất phục vụ quy hoạch xây dựng sử dụng đất tại lưu vực sông Thị Vải.

Bản đồ sử dụng đất tại lưu vực sông Thị Vải năm 2017

Phân vùng môi trường địa chất cho hoạt động quy hoạch xây dựng tại lưu vực sông Thị Vải

Phân vùng môi trường địa chất cho kiểm soát ô nhiễm Nitơ trên đất nông nghiệp, Phú Mỹ, Vũng Tàu

Bản đồ phân vùng nguồn ô nhiễm Nitơ, Phú Mỹ, Bà Rịa Vũng Tàu

Nông nghiệp là nhóm ngành mũi nhọn tại Thị Trấn Phú Mỹ với vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế địa phương. Với sự tăng trưởng của sản lượng và gia tăng năng suất, việc sử dụng phân bón chứa hàm lượng Nitơ cao đã và đang ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Với điều kiện địa hình thích hợp cho phát thải ô nhiễm trong trầm tích, lắng sâu xuống các tầng đất và nước ngầm. Các bản đồ về hiện trạng nguồn cung cấp Nitơ được thành lập qua tích hợp các dữ liệu GIS và phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Thông tin sử dụng đất được phân loại qua kỹ thuật viễn thám và dữ liệu thực địa. Bộ kết quả cung cấp nền tảng cho việc điều chỉnh lượng phân bón sử dụng và hỗ trợ công tác quản lý phát triển của vùng

Bản đồ phân vùng tổn thương do sự cố tràn dầu, áp dụng tại vùng đới bờ Bà Rịa Vũng Tàu

Bản đồ phân vùng tổn thương do sự cố tràn dầu
áp dụng tại vùng đới bờ Bà Rịa Vũng Tàu

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh có hoạt động kinh tế biển đa dạng và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phá triển đặc việt là hoạt động khai thác và vận chuyển dầu khí. Vì vậy, Bà Rịa - Vũng Tàu chịu rủi ro cao về sự cố tràn dầu. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật GIS, Viễn thám và phương pháp phân tích thứ bậc cho đánh giá sự nhạy cảm với các đơn vị môi trường và địa chất ở vùng bờ biển đối với sự cố tràn đầu. Bốn mức độ nhạy cảm cho môi trường địa chất được áp dụng trên vùng từ thấp đến rất cao. Kết quả này có thể được sử dụng để đánh giá các kế hoạch ưu tiên ứng phó sự cố khẩn cấp và giảm thiểu tác động của sự cố tràn dầu.

Dự báo, đánh giá rủi ro và sự tổn thương do biến đổi khí hậu ở vùng cửa sông Sài Gòn Đồng Nai

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu vì thế việc đánh giá sự tổn thương do biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Trong nghiên cứu này, sự tổn thương của vùng cửa sông hệ thống sông Đồng Nai do biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đã được đánh giá. Mô hình thuỷ động lực Delft3D được sử dụng mô phỏng sự biến đổi độ mặn và mực nước biển trong điều kiện các kịch bản biến đổi khí hậu. Chỉ số tổn thương vùng đới bờ (CVI) được sử dụng để đánh giá ngập, thay đổi độ mặn, thay đổi đường bờ và bản đồ rừng ngập mặn. Kết quả cho thấy mức độ tổn thương và vùng hệ sinh thái rừng ngập mặn chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu ở năm 2050 và 2100.

Đánh giá ảnh hưởng thay đổi sử dụng đất lên môi trường tại phía Đông Thành Phố Hồ Chí Minh

Bản đồ phân loại lớp phủ và sử dụng đất năm 1990, 2007 và 2018

Chức năng hỗ trợ của Viễn thám và GIS được thể hiện trong đánh giá thay đổi sử dụng đất trong điều kiện đô thị hoá nhanh chóng tại vùng phía Đông của thành phố Hồ Chí Minh. Thay đổi sử dụng đất ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội và hệ sinh thái tự nhiên. Trong nhiên cứu này, thay đổi sử dụng đất và các tác động đi kèm đã được đánh giá với phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Kết quả cuối cùng là bộ bản đồ phân vùng tác động môi trường với khả năng hỗ trợ người ra quyết định và nhà quản lý trong đánh giá và quyết định chiến lược phát triển của vùng.

Bản đồ phân vùng khả năng giảm thiểu phát thải khí nhà kính năm 1990, 2007 và 2018

Scroll Up
error: Please contact us for more detail! -ECOBIOMOD
viTiếng Việt